Mô tả
RayBan của nước nào?
Có tốt không?
Thông tin hãng kính RayBan của nước nào?
Trả lời những câu hỏi được nhiều người quan tâm :
Kính RayBan có tốt không?
Kính RayBan sản xuất ở đâu?
Xin cung cấp cho bạn tất cả những thông tin này.
Hãng kính RayBan của nước nào?
Thương hiệu mắt kính RayBan nổi tiếng ngày nay là Bausch + Lomb, một công ty Mỹ có trụ sở tại New York, nhà cung cấp nổi tiếng trong lĩnh vực chăm sóc mắt, các loại tròng kính thuộc mọi lĩnh vực, kính áp tròng, dược liệu và các loại vật liệu cấy ghép cho các bệnh về mắt.
Công ty Bausch + Lomb được thành lập vào năm 1853 bởi bác sĩ nhãn khoa John Jacob Bausch và nhà tài chính Henry Lomb.
Là một trong những công ty sản xuất kính quang học chất lượng đầu tiên tại Mỹ trong suốt giai đoạn đầu đến giữa thế kỷ XX.
RayBan có thực sự là của Mỹ không?
Hay RayBan của nước nào khác?
RayBan là của ai?
Hãy đọc tiếp nội dung dưới đây nhé.
Lịch sử kính RayBan
Tiền thân của chiếc kính râm Rayban Aviator nổi tiếng được ra đời năm 1937, theo đơn đặt hàng của trung úy John Mac Cready – US Army Air Corp. Ông đã yêu cầu công ty Bausch & Lomb sản xuất dòng kính bảo hộ cho các phi công nhằm đối phó với ảnh sáng chói khi bay trên những đám mây.
Sự kiện này đem đến phiên bản “kính xanh lục” (hay còn gọi là “kính phi công”) .
Ngày nay những người chơi kính Ray-Ban vẫn hay gọi là xanh ve chai, xanh rau muống.
Còn những hãng tròng kính cũng gọi là “xanh RayBan”.
Đây cũng là mẫu kính RayBan được yêu thích nhất mọi thời đại.
“Tuổi đời” hơn 80 năm là niềm tự hào của hãng kính Ray-Ban.
Vì lẽ đó, trên logo của Ray-Ban luôn gắn kèm dòng chữ Genuine Since 1937.
Tuy nhiên không giống như những thương hiệu thời trang nổi tiếng Chanel, Dior, Gucci,… chúng ta không thể biết kính RayBan của nước nào nếu chỉ nhìn vào logo.
Chữ Ray-Ban nghĩa là gì?
Thương hiệu RayBan có ý nghĩa gì?
Sau khi những chiếc kính RayBan Aviator được trang bị cho quân đội Mỹ, đã chính thức trở thành “chiến dịch quảng bá” đầu tiên đưa Aviator dần phổ biến trên thị trường.
Năm 1937, hai nhà sáng lập Bausch & Lomb chính thức đăng ký tên thương hiệu là Rayban, có ý nghĩa là một “chặn mọi tia sáng gây hại”.
Năm 1958, lịch sử thương hiệu kính Rayban ghi nhận những mẫu kính đầu tiên dành cho nữ, trở thành cột mốc bước chân vào ngành công nghiệp kính mắt thời trang hiện đại.
Đến năm 1969, Rayban ổn định các phân khúc khách hàng của mình, đáp ứng mọi nhu cầu kính râm, khung gọng và tròng kính chất lượng cho cả nam, nữ lẫn trẻ em.
Thương hiệu RayBan đổi chủ
Thương hiệu Rayban được bán lại cho tập đoàn Luxottica của Ý vào năm 1999, đưa Rayban bước vào kỷ nguyên mới của lịch sử thương hiệu.
Với những cải tiến về vật liệu và công nghệ như gọng kính bằng carbon fiber (2006),
lenses phân cực (2006),
gọng hợp kim titan siêu nhẹ và linh hoạt (2011),…
Là kết hợp với sự lãng mạn trong phong cách Ý, làm cho những người trẻ sau này cũng quên mất nguồn gốc ban đầu RayBan của nước nào.
Hành trình 80 sự nghiệp của kính mắt Rayban đã liên tục trải qua những giai đoạn thăng trầm.
Sự du nhập của âm nhạc, điện ảnh ra khắp thế giới trong những năm 1960, đã đưa kính phi công kinh điển Aviator vượt biên giới nước Mỹ, nhanh chóng trở thành “cơn sốt” ở khắp các thị trường Á, Âu.
Sau khi lắng dần đi vào cuối thập niên 70, công ty Bausch & Lomb đã thúc đẩy tái cơ cấu mạnh mẽ từ giữa thập niên 80, kéo dài khoảng một thập kỷ sau đó lại một lần nữa rơi vào khủng hoảng.
Bausch + Lomb phải bán Rayban cho tập đoàn “quyền lực” nhất thị trường kính mắt.
Tuy nhiên, sự “sang tay đổi chủ” này lại chính là bước thăng tiến, đưa tên tuổi Rayban vang xa ra khắp thị trường quốc tếkhi bước vào thế kỷ XX.
Ray-Ban và những khó khăn của thương hiệu lớn
Giá trị Timeless của những dòng kính Rayban kinh điển, khiến thương hiệu này phải đối mặt với vấn đề căng thẳng chung của mọi thương hiệu cao cấp.
Rayban cũng là một trong những thương hiệu bị sao chép sản phẩm trí tuệ nhiều nhất trên thế giới.
Đặc biệt được yêu thích tại các quốc gia Châu Á, tuy nhiên đây cũng là thị trường “hàng nhái” tràn lan nhất của thương hiệu này.
Chính vì thế, Rayban đã phát triển các chính sách chống hàng giả một cách kiên quyết. Đồng thời, thương hiệu này cũng có những ràng buột nhất định để lựa chọn nhà phân phối độc quyền tại các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Hồng Kông,…
Nhằm đảm bảo quyền lợi khách hàng và tên tuổi lâu đời của mình.
Tháng 3/2016, Ray-Ban®Pilot – mô hình cửa hàng Rayban’s Pop-Up Concept lần đầu tiên có mặt tại Châu Á. Tọa lạc tại Greenbelt 5, Ayala Center, thuộc trung tâm thành phố Makati, Philippines. Mô hình cửa hàng Pop-Up Châu Á này lấy cảm hứng từ Ray-Ban® Hub – cửa hàng flagship đầu tiên ở thành phố New York.
Kính RayBan sản xuất ở đâu?
60 năm lịch sử phát triển của Ray-Ban đã đưa công xưởng sản xuất của hãng này di chuyển đi nhiều nơi, từ Mỹ, Ý (khi chuyển về tập đoàn Luxottica).
Đến nay đã có thêm xưởng tại Trung Quốc.
Cận cảnh quy trình sản xuất kính RayBan của một xưởng của Luxottica ở Trung Quốc.
Ray-Ban cập bến Trung Quốc
Luxottica chính thức mở rộng bản đồ sản xuất kính của mình tại Trung Quốc kể từ năm 1997, khi tập đoàn này mở nhà máy sản xuất đầu tiên, hợp tác với Tristar – một công ty ở Quảng Đông, kiểm soát bởi tập đoàn Agordo để quản lý sản xuất và sao lưu hiệu suất lâu đời của Luxottica.
Năm 2006, Luxottica tiếp tục mở rộng mô hình nhà máy sử dụng nhân lực giá rẻ ở Trung Quốc, với một nhà máy khác ở thành phố Dongguan, và một tại Gabobu Town, thuộc Guangdong.
Để đảm bảo sự giám sát sản xuất của Luxottica, các nhà máy này bắt buộc phải sử dụng lao động có tay nghề và tiêu chuẩn công nghệ cao, mục đích cuối cùng là đem đến sản phẩm chất lượng tốt nhất, đảm bảo tên tuổi của Luxottica. Vì lẽ đó, sẽ có hàng loạt các phiên bản kính mắt được đóng dấu “hàng China” nhưng với 100% tính xác thực với “Made in China by Luxottica Tristar…” ở gọng bên của những chiếc kính Rayban.
Vậy kính Ray-Ban sản xuất ở đâu?
Các nguồn thông tin đến nay cho thấy, mặc dù có xưởng sản xuất tại Trung Quốc.
Thế nhưng riêng dòng Ray-Ban Aviator hay các dòng kính mang tính biểu tượng khác như Wayfarer, vẫn được duy trì chủ yếu tại các cơ sở sản xuất ở Ý.
Đặc biệt nhất là một số mẫu RB2140 sẽ có khắc chữ “Hand made in Italy”, tức là được gia công hoàn toàn bằng tay tại Ý.
Xem thêm: Cách nhận biết kính RayBan xịn và fake
Kính Ray-Ban và các ngôi sao nổi tiếng
Các bộ phim điện ảnh Risky Business (1983) và Top Gun (1986) với sự góp mặt của nam tài tử Tom Cruise, cùng với Cobra (1986) do nam diễn viên – đạo diễn Sylvester Stallone thủ vai, đã được đánh lên như một “nốt nhạc cao” trong trang tiểu sử của dòng kính Aviator.
Tiếp theo đó, vẫn còn các loạt các siêu phẩm điện ảnh có sự tham gia của mẫu kính phi công mang tính biểu tượng như: The Hangover (2009), Driver (2011), Quantum of Solace (2008), Skyfall (2012),…
Một gương mặt đại diện xuất sắc của thương hiệu kính mắt Rayban, không ai khác ngoài “ông hoàng nhạc Pop” Michael Jackson. Những chiếc kính mát kinh điển của Rayban như Aviator hay Wayfarer đã cùng Michael Jackson trở thành biểu tượng của phong cách thời trang các thập niên 80 – 90.
Chiếc Black Rayban Aviator cùng vị “vua nhạc Pop” xuất hiện tại buổi trao giải Grammy 1984, cũng được xem là một trong những khoảnh khắc lịch sử của làng thời trang và nghệ thuật thế giới.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.