Lác mắt là một bệnh lý mà không ít người gặp phải, trong đó có cả đối tượng là trẻ nhỏ. Bệnh có thể gây nên những ảnh hưởng về thị lực cũng như vấn đề về thẩm mỹ hay đời sống sinh hoạt thường ngày của người mắc phải. Hãy đọc bài viết sau đây để không bỏ lỡ những thông tin liên quan đến bệnh lý này.
- Khô mắt: Dấu hiệu nhất biết và phương pháp điều trị
- Cách phục hồi thị lực hiệu quả cho đôi mắt của bạn
- Nhức mỏi mắt: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
1. Lác mắt nguyên nhân do đâu?
Lác mắt còn có tên gọi khác là lé mắt là bệnh lý để chỉ tình trạng hai mắt của chúng ta không nhìn thẳng về phía trước được mà thay vào đó lại nhìn theo hai hướng khác nhau. Cụ thể, trong khi một mắt của ta nhìn về phía trước thì mắt còn lại lại nhìn theo một trong các hướng là nhìn lên trên (mắt lác trên), xuống dưới (mắt lác dưới), vào trong (mắt lác trong) hay ra ngoài (lác ngoài).
Về nguyên nhân, bệnh lác mắt xảy ra bởi lý do đến từ sự khác biệt về phần cơ xung quanh mỗi mắt. Cụ thể, mỗi mắt của chúng ta hoạt động nhìn thông qua việc tập trung vào một vật hay một điểm nhờ sự hoạt động của nhóm sáu cơ quanh mắt. Trường hợp xảy ra vấn đề ở một vài cơ đó hoặc chúng phối hợp hoạt động một cách không tốt, bên mắt đó có khả năng không thể nhìn tập trung được theo như mong muốn. Từ đó, xuất hiện hiện tượng tuy đã cố gắng tập trung nhìn vào một điểm nhưng hai bên mắt lại nhìn theo hai hướng khác nhau trên thực tế.
Đối với trường hợp trẻ nhỏ, tình trạng bệnh này là do bẩm sinh hay do các ảnh hưởng đến từ bệnh lý ở mắt, biến chứng mắt khi sinh nhưng phát triển chậm thành bệnh. Còn hầu hết trường hợp bệnh ở người lớn là do biến chứng của bệnh khác như chấn thương ở mắt, đái tháo đường, đột quỵ,… gây ra.
Bên cạnh đó, nguy cơ bị lác mắt có thể tăng lên dưới tác động của các yếu tố như:
Tật khúc xạ.
Di truyền.
Một số căn bệnh liên quan ví dụ như chấn thương đầu, bại não, hội chứng Down,…
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị lác mắt
2. Có các dấu hiệu bị lác mắt nào?
Bạn có thể nhận biết và phát hiện lác mắt qua việc quan sát hoạt động nhìn. Triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh lý này là khi người bị lác mắt quan sát một vật thì hai mắt của họ không cùng tập trung nhìn vào vật đó mà lại nhìn vào hai hướng khác nhau. Do vậy, khiến cho họ không thể dễ dàng nhìn vật cụ thể như người có mắt khỏe mạnh bình thường mà cần phải nghiêng đầu để hai mắt có thể cùng nhìn được chính xác vị trí hay hình dạng của vật mà họ quan sát. Đi kèm với đó, nếu bị lác mắt, bạn có thể gặp phải hiện tượng song thị với hai hình ảnh không trùng khớp nhau ở hai bên mắt.
Ngoài ra, lác mắt còn có thể khiến những người mắc phải nó thường xuyên bị mỏi mắt, khả năng tập trung không được tốt, hậu đậu và thiếu chính xác khi làm việc, mắt lác có thể mờ hơn bên mắt còn lại, xuất hiện tư thế bị nghẹo cổ.
Một số trường hợp bị lác mắt có thể nhận biết dễ dàng khi bản thân người mắc tự soi gương hoặc những người xung quanh họ phát hiện thấy mắt bị lệch. Tuy nhiên, cũng có lác ẩn khó phát hiện hơn và cần được thăm khám trực tiếp tại các cơ sở y tế mới phát hiện được người đó có bị lác mắt hay không.
Có một số dấu hiệu có thể giúp nhận biết bệnh lác mắt
3. Lác mắt gây ảnh hưởng như thế ra sao?
Về cơ bản, lác mắt có thể gây ra các ảnh hưởng nhất định đến người mắc phải bệnh lý này.
Cụ thể, nếu ở trẻ đang trong giai đoạn phát triển, bị lác mắt có thể gây ra các tác hại như làm cho thị giác kém phát triển, gây nhược thị (mất thị lực ở mắt lác) và khả năng nhìn bằng hai mắt bị mất đi.
Trường hợp người lớn, bệnh lý này gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như trở thành một trở ngại lớn đối với việc giao tiếp hàng ngày.
Lác mắt có thể gây ảnh hưởng nhất định đến người mắc kể cả trẻ em
4. Làm thế nào để điều trị lác mắt?
Đối với việc điều trị, người bị lác mắt sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp phù hợp với tình trạng của bệnh và độ tuổi để nhằm mục đích giúp làm cải thiện thị lực của bên mắt lác được khỏe mạnh bình thường như bên mắt còn lại.
– Sử dụng kính hay miếng che mắt để mắt của người bệnh được khỏe mạnh hơn, đồng thời tạo cho cơ thể thói quen nhận hình ảnh của vật cần quan sát từ bên mắt yếu hơn.
– Người bị lác mắt có thể kiên trì và thực hiện sớm một số bài tập đơn giản có khả năng giúp họ nhìn tập trung vào một hướng bằng việc sử dụng cả hai bên mắt.
– Đối với người bệnh bị lác mắt nặng, có thể xem xét đến phương pháp phẫu thuật cơ mắt để thực hiện điều trị. Phẫu thuật này được tiến hành càng sớm thì càng tăng cao khả năng thành công, đặc biệt là bệnh lác mắt sớm ở trẻ em.
Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với từng người bệnh
Song song với việc điều trị, người bệnh lác mắt cũng không nên bỏ qua việc thực hiện những thói quen nhìn tốt và thói quen sinh hoạt lành mạnh để góp phần làm giảm tiến triển của bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát. Bạn có thể tham khảo một số lời khuyên như thường xuyên dùng kính hay miếng che mắt khi luyện tập cho mắt hay đi tái khám đúng lịch hẹn.
Trên đây là các thông tin chúng tôi muốn chia sẻ đến độc giả về bệnh lác mắt bao gồm nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, những ảnh hưởng và việc điều trị bệnh lý này. Nếu bạn cùng những người thân có các dấu hiệu và triệu chứng bị bệnh lác mắt cũng như có những yếu tố nguy cơ mắc bệnh, cần chú ý theo dõi và đến các cơ sở y tế uy tín để tiến hành thăm khám, chẩn đoán và kịp thời thực hiện việc điều trị. Từ đó, góp phần hạn chế và giảm thiểu những tác động tiêu cực của bệnh đối với cuộc sống của bản thân.
Với những thắc mắc liên quan đến bệnh lác mắt cần được giải đáp chi tiết, quý khách hàng đừng ngần ngại gọi ngay đến đường dây nóng: 0918 92 96 98. Tổng đài viên của CTY Kính Thuốc Phú Đông Gia luôn có mặt và sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng.